Vụ chó xé xác người và những hệ lụy
Ba mẹ con vào mót cà phê, người mẹ bị chó dồn đuổi và cắn chết.
Mấy ngày trước tại vườn cà phê của một công ty tư nhân ở Buôn Mê Thuột, đàn chó bẹc giê đã xâu vào cắn chết một người phụ nữ xấu số, ăn một phần thân thể của bà trước sự chứng kiến của hai người con gái.
Ba mẹ con khi ấy rủ nhau đi mót cà phê, và bị chó dồn đuổi. Một số báo cho hay, người trông khu vườn còn dồn thêm năm con chó bẹc giê ra uy hiếp.
Vụ chó phanh thây người đã gây ra phản ứng đầu phẫn nộ tại Việt Nam. Ông Hà Văn Thịnh, nhà sử học với nhiều bài phê bình đăng báo, bình luận:
Ông Hà Văn Thịnh: Nói chung là đau đớn và buồn. Cái chuyện buồn của đất nước hiện nay buồn lắm. Cái buồn lớn nhất của tôi là có nhiều người bất tài đang nắm cương vị lãnh đạo.
BBC: Thế rồi ông có chia sẻ với người nghèo không, cớ sao lại đến đó kiếm ăn và chết thảm thương như vậy?
Ông Hà Văn Thịnh: Có, nhưng không cụ thể lắm. Bởi vì tôi muốn ủng hộ, tôi sẽ đề nghị báo không đăng tên tôi. Ví dụ tôi có thể viết một bài báo và tôi không lấy nhuận bút chẳng hạn, nhưng không muốn họ nhắc tên, ví dụ như vậy.
BBC: Thế thì ai là người bảo vệ người nghèo ở Việt Nam, thưa ông, có bao giờ ông nghĩ đến điều đó không, vì ‘chính quyền nhân dân’ là phải bảo vệ cho chính những người như thế, đúng không ạ?
Ông Hà Văn Thịnh: Quý vị có biết kết quả của vụ xử dự án 112 của Văn phòng Chính phủ không? Mức án dành cho Phó Chủ nhiệm Văn phòng thấp hơn mức án của thư ký. Có lẽ tôi không cần phải giải thích thêm.
Rồi thêm một ví dụ khác. Ba ông nông dân ở Lâm Đồng ăn cắp, nhưng họ gọi là ‘ăn cướp’ hai con vịt nhậu, bị tổng cộng mức án là 13 năm tù. Còn một ông giám đốc Sở Nông nghiệp của tỉnh Hà Tây cũ (bây giờ là Hà Nội) lái xe đâm chết hai người, ông ta không có bằng lái, sau khi gây tai nạn xong ông bỏ chạy. Bây giờ xử 36 tháng tù treo.
Như vậy ông GĐ Sở Nông nghiệp thì 36 tháng tù treo, với hai mạng người. Còn ba nông dân với hai mạng con vịt thì 13 năm tù giam. Đấy, thế là hiểu rồi cần gì phải hỏi nữa.
BBC: Thưa ông chuyện chó cắn và phanh thây người có làm tái hiện dáng dấp của các hộ địa chủ, cường hào thời Việt Nam thuộc Pháp, với mạng người rẻ như bèo?
Ông Hà Văn Thịnh: Cái đó xa quá, cái đó động đến chính trị nặng quá. Cái đó nói thật là khó nói lắm. Nhưng mà buồn. Hai mạng người nhất định phải có giá hơn hai con vịt. Mà hai mạng người thì 36 tháng tù treo, hai con vịt thì 13 năm tù giam.
BBC: Hàng ngày chúng ta gặp trên báo Việt Nam những chuyện thương tâm như vậy, gây phẫn nộ như vậy nhưng cuộc sống cứ lặng lờ trôi và không có gì thay đổi. Ông có lo lắng và buồn về chuyện đó nữa không?
Ông Hà Văn Thịnh: Buồn nhiều chứ. Cái đó là cái đức tính tôi đã viết trong bài “Chế độ chuyên chế” rồi. Hàng ngàn năm người dân bị sức ép, phải luồn cúi, phải chịu đựng, phải khom lưng lại. Và phải chấp nhận tất cả mọi điều đó. Nó làm cho mệt mỏi chai lỳ. Và cái xã hội bây giờ tôi gọi là xã hội nhiều vô cảm. Vô cảm hầu như trở thành một căn bệnh, căn bệnh kinh niên của xã hội bây giờ. Họ thấy đấy nhưng mà họ kệ họ, mỗi người lo thân mình.
BBC: Thái độ đó liệu có giúp đưa Việt Nam thành ‘tiểu long’ trong tương lai không?
Ông Hà Văn Thịnh: Tương lai phải thay đổi. Phải thay đổi. Nhất định phải thay đổi. Không thể nào nhanh được. Nhưng từ từ nó sẽ phải thay đổi. Bởi vì chẳng ai chấp nhận như vậy cả.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/01/100126_dogs_kill.shtml
Ba mẹ con vào mót cà phê, người mẹ bị chó dồn đuổi và cắn chết.
Mấy ngày trước tại vườn cà phê của một công ty tư nhân ở Buôn Mê Thuột, đàn chó bẹc giê đã xâu vào cắn chết một người phụ nữ xấu số, ăn một phần thân thể của bà trước sự chứng kiến của hai người con gái.
Ba mẹ con khi ấy rủ nhau đi mót cà phê, và bị chó dồn đuổi. Một số báo cho hay, người trông khu vườn còn dồn thêm năm con chó bẹc giê ra uy hiếp.
Vụ chó phanh thây người đã gây ra phản ứng đầu phẫn nộ tại Việt Nam. Ông Hà Văn Thịnh, nhà sử học với nhiều bài phê bình đăng báo, bình luận:
Ông Hà Văn Thịnh: Nói chung là đau đớn và buồn. Cái chuyện buồn của đất nước hiện nay buồn lắm. Cái buồn lớn nhất của tôi là có nhiều người bất tài đang nắm cương vị lãnh đạo.
BBC: Thế rồi ông có chia sẻ với người nghèo không, cớ sao lại đến đó kiếm ăn và chết thảm thương như vậy?
Ông Hà Văn Thịnh: Có, nhưng không cụ thể lắm. Bởi vì tôi muốn ủng hộ, tôi sẽ đề nghị báo không đăng tên tôi. Ví dụ tôi có thể viết một bài báo và tôi không lấy nhuận bút chẳng hạn, nhưng không muốn họ nhắc tên, ví dụ như vậy.
BBC: Thế thì ai là người bảo vệ người nghèo ở Việt Nam, thưa ông, có bao giờ ông nghĩ đến điều đó không, vì ‘chính quyền nhân dân’ là phải bảo vệ cho chính những người như thế, đúng không ạ?
Ông Hà Văn Thịnh: Quý vị có biết kết quả của vụ xử dự án 112 của Văn phòng Chính phủ không? Mức án dành cho Phó Chủ nhiệm Văn phòng thấp hơn mức án của thư ký. Có lẽ tôi không cần phải giải thích thêm.
Rồi thêm một ví dụ khác. Ba ông nông dân ở Lâm Đồng ăn cắp, nhưng họ gọi là ‘ăn cướp’ hai con vịt nhậu, bị tổng cộng mức án là 13 năm tù. Còn một ông giám đốc Sở Nông nghiệp của tỉnh Hà Tây cũ (bây giờ là Hà Nội) lái xe đâm chết hai người, ông ta không có bằng lái, sau khi gây tai nạn xong ông bỏ chạy. Bây giờ xử 36 tháng tù treo.
Như vậy ông GĐ Sở Nông nghiệp thì 36 tháng tù treo, với hai mạng người. Còn ba nông dân với hai mạng con vịt thì 13 năm tù giam. Đấy, thế là hiểu rồi cần gì phải hỏi nữa.
BBC: Thưa ông chuyện chó cắn và phanh thây người có làm tái hiện dáng dấp của các hộ địa chủ, cường hào thời Việt Nam thuộc Pháp, với mạng người rẻ như bèo?
Ông Hà Văn Thịnh: Cái đó xa quá, cái đó động đến chính trị nặng quá. Cái đó nói thật là khó nói lắm. Nhưng mà buồn. Hai mạng người nhất định phải có giá hơn hai con vịt. Mà hai mạng người thì 36 tháng tù treo, hai con vịt thì 13 năm tù giam.
BBC: Hàng ngày chúng ta gặp trên báo Việt Nam những chuyện thương tâm như vậy, gây phẫn nộ như vậy nhưng cuộc sống cứ lặng lờ trôi và không có gì thay đổi. Ông có lo lắng và buồn về chuyện đó nữa không?
Ông Hà Văn Thịnh: Buồn nhiều chứ. Cái đó là cái đức tính tôi đã viết trong bài “Chế độ chuyên chế” rồi. Hàng ngàn năm người dân bị sức ép, phải luồn cúi, phải chịu đựng, phải khom lưng lại. Và phải chấp nhận tất cả mọi điều đó. Nó làm cho mệt mỏi chai lỳ. Và cái xã hội bây giờ tôi gọi là xã hội nhiều vô cảm. Vô cảm hầu như trở thành một căn bệnh, căn bệnh kinh niên của xã hội bây giờ. Họ thấy đấy nhưng mà họ kệ họ, mỗi người lo thân mình.
BBC: Thái độ đó liệu có giúp đưa Việt Nam thành ‘tiểu long’ trong tương lai không?
Ông Hà Văn Thịnh: Tương lai phải thay đổi. Phải thay đổi. Nhất định phải thay đổi. Không thể nào nhanh được. Nhưng từ từ nó sẽ phải thay đổi. Bởi vì chẳng ai chấp nhận như vậy cả.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/01/100126_dogs_kill.shtml
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét