Chắc chắn là cần thiết có một Dự án như thế.
Dự án này không chỉ vì diện mạo và tầm vóc của một quốc gia, mà còn giúp nhà đầu tư yên tâm khi chứng kiến tiềm lực và năng lực thực sự của đội ngũ chuyên môn, cùng sự cam kết và niềm tin từ lãnh đạo cao nhất cho đến đội ngũ kỹ thuật. Nó tạo tiếng vang khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, tuyến đường sắt cao tốc dài như thế này thường không mang lại lợi nhuận so với đường hàng không, vì hầu hết các tuyến tương tự trên thế giới đều phải bù lỗ.
Với chiều dài toàn tuyến 1541 km, tống vốn đầu tư ~70 tỷ USD, ~45 triệu USD/ 1km (gấp hai lần xuất đầu tư của Trung Cộng (19-21 triệu/ 1km), tương đương với các nước Châu Âu (thời gian thi công 5 năm (nhanh nhất thế gian, so về độ khó địa hình).
Chưa từng có dự án nào quy mô lớn như thế trong lịch sử đất nước XHCN, đặc biệt nói đến dự án đường sắt cao tốc.
Một phương án khả thi là giao cho họ Vin (hoặc bất kỳ một công ty tư nhân nào có tiềm lực) 1/5 chiều dài tuyến (~350KM), chọn đoạn nào địa hình có độ phức tạp ở dạng trung bình, trên tuyến gồm có cầu qua sông từ cỡ trung cho đến lớn, hầm dài chục km trở lên, cầu cạn vài chục km, và các đoạn còn lại đi trên mặt đất, vận tốc khai thác nên chọn từ 300km/h trở lên, đảm bảo dễ dàng nâng cao tốc độ trong tương lai. Tổng vốn đầu tư ~ 12 tỷ USD (trong khả năng tài chính của nhà thầu), thời gian thi công hoàn thành trong một năm (như nhà thầu đề xuất), có vẻ hơi ép nhưng rất phù hợp vẻ ngạo mạn gần đây của nhà thầu nội.
Riêng các hạng mục quan trọng như: ray, đầu máy, toa xe, hệ thống điều khiển nên nhập khẩu từ nước ngoài (đề xuất Châu Âu) để đảm bảo chất lượng.
Dựa trên yêu cầu của dự án đề ra, Nhà nước (phải là những người giỏi & trong sạch nhất) theo dõi chặt chẽ quá trình thực hiện, nếu nhà thầu thực hiện và khai thác thành công thì yên tâm giao các đoạn còn lại.
Giao cho các tập đoàn của Nhà nước là bất khả thi, còn liều mạng giao toàn bộ dự án cho một công ty chưa từng có kinh nghiệm về đường sắt cao tốc là quá mạo hiểm, thậm chí đánh cược tương lai của đất nước và cả thế hệ mai sau vào một trong hai kich bản:
Một là phát triển vượt bậc như South Korea hai là tụt hậu nhanh chóng như Zimbabwe.