Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2024

Bộ sách: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (Creativity and Innovation Methodologies)

 Bộ sách: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (Creativity and Innovation Methodologies)

Trích lược vài đoạn trong phần giới thiệu
Trong môi trường giáo dục hiện nay, chủ yếu đào tạo các nhà chuyên môn. Nhà chuyên môn có thể giải quyết tốt các vấn đề chuyên môn, nhưng nhiều khi không giải quyết tốt các vấn đề ngoài chuyên môn, không thực sự hạnh phúc như ý.
Mỗi người được đào tạo và làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng có chung một nghề, giữ nguyên suốt cuộc đời, đó là nghề suy nghĩ.
Nếu bộ não con người là máy tính tinh xảo, đỉnh cao của tiến hóa và phát triển tự nhiên, thì phần mềm suy nghĩ tự nhiên chỉ khai tác một phần rất nhỏ tiềm năng của bộ não.
Thì bộ sách Phương Pháp Luận Sáng Tạo và Đổi Mới gồm 10 quyển sau đây, của tác giả Phan Dũng - Ấn bản 2010, sẽ giúp ích cho rất nhiều đối tượng trong nhiều lãnh vực, sẽ có phương pháp học tập, nghiên cứu, làm việc sáng tạo và đổi mới.
Từ 1 tới quyển 7, các bài toán sáng chế ở mức cơ bản, từ phổ thông có thể đọc, hiểu áp dụng vào công việc cụ thể trong cuộc sống.
Từ quyển 8 trở đi, giải các bài toán sáng chế ở mức trung cấp, chủ yếu dành cho lãnh vực kỹ thuật, vì vậy đòi hỏi người đọc phải có trình độ toán học nhất định, đọc mới hiểu.
Sách viết về sáng tạo, sáng chế mà đưa thành phương pháp tổng quát, quả thật không đơn giản.
Nghiên cứu kỹ bộ sách này, chỉ cần áp dụng được một phần vào thực tiễn cuộc sống của mỗi người, có thể giúp biến cuộc đời từ bể khổ thành bể sướng.
Bộ sách bao gồm:
1. Giới thiệu: Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới.
2. Thế giới bên trong con người sáng tạo.
3. Tư duy lôgích, biện chứng và hệ thống.
4. Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản (1).
5. Các thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản (2).
6. Các phương pháp sáng tạo.
7. Các quy luật phát triển hệ thống.
8. Hệ thống các chuẩn dùng để giải các bài toán sáng chế.
9. Algôrit (Algorithm) giải các bài toán sáng chế (ARIZ).
10. Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới: Những điều muốn nói
thêm.


Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2024

Megaprojects

 Siêu dự án (Megaprojects)

Siêu dự án là gì ?
Khi mức đầu tư từ 1 tỷ USD trở lên, quy mô rất lớn, mang tính độc nhất, thời gian thực hiện kéo dài, tạo ra sự thay đổi vượt bậc, dùng nhiều nguồn lực công - tư, nó tác động tới hàng triệu người.
Sự khác biệt giữa dự án truyền thống và siêu dự án
Dự án truyền thống
Các tiêu chuẩn thực hành có thể dùng để thiết kế, tài trợ, đấu thầu;
Tính tương tác tĩnh trong dự án;
Ở mức tương đồng cao với các dự án cũ.
Siêu dự án
Các tiêu chuẩn thực hành không thể dùng để thiết kế, tài trợ, đấu thầu;
Tính tương tác động trong dự án;
Hầu như không có sự tương đồng với dự án cũ.
Nhưng tại sao siêu dự án ngày càng lớn, thậm chí có Gigaprojects, Teraprojects tương đương với GDP của 20 quốc gia hàng đầu, và họ vẫn thích làm các siêu dự án này ?
Số liệu thống kê, 9/10 các siêu dự án thất bại
Ví dụ điển hình:
Suez Canal, Egypt, chi phí vượt 1900%;
Firearms Registry, Canada, chi phí vượt 590%;
Sydney Opera House, Australia, trễ 10 năm, chi phí vượt 1400%;
Hầm ở Boston Massachusetts: chi phí ban đầu 2.6 Tỉ USD, thực tế 14.8 tỉ USD;
Nghịch lý là số lượng công trình tăng và nhiều cơ hội học hỏi, nhưng các siêu dự án thực hiện ngày càng kém.
Tại sao thất bại, thất bại ảnh hưởng thế nào ?
Chọn phương án không phù hợp để đầu tư, không được đưa ra xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau bởi nhiều chuyên gia, có khuynh hướng chọn theo ý chí của nhà cầm quyền.
Nghiên cứu này đến nghiên cứu khác cho thấy, chi phí, thời gian, rủi ro, lợi nhuận của dự án mang lại điều đáng thất vọng;
Thất vọng không chỉ về mặt tài chánh, mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt: Mất lòng tin của người dân, sử dụng tiền thuế của người dân một cách vô đạo đức, ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều người dân, một thành phố, thậm chí cả một quốc gia, làm nản lòng nhà đầu tư, những người tham gia vào thực hiện dự án;
Tiềm ẩn rủi ro trong cách lập kế hoạch theo cách truyền thống
Người lập kế hoạch không dự đoán trước hết các công việc, tính liên tục, nên để lại khoảng trống làm gián đoạn, kéo dài thời gian;
Những người tham gia dự án không thực hiện đúng các nhiệm vụ được chỉ định, hoặc các bên tham gia vào dự án không có mục tiêu chung là làm sao để cùng nhau hoàn thành dự án một cách tốt nhất (tính cục bộ, đặt vai trò của mình quan trọng nhất !);
Các thành viên thực hiện các hạng mục đúng thời gian, trong hạn mức ngân sách, nhưng cuối cùng không kết hợp được các phần của dự án với nhau;
Cuối cùng siêu dự án không bàn giao được kết quả đúng như mong đợi (thời gian, chi phí, chất lượng, an toàn).
Vài điểm chung của việc tại sao họ quyết tâm thực hiện bằng được mặc dù thảm họa đang chờ đợi xảy ra
Thứ nhất sự quá phấn khích của nhà cầm quyền (bị các tay buôn dự án dụ);
Thứ hai giới kỹ thuật nghĩ rằng đó sẽ là kỹ thuật hiện đại nhất, nhanh nhất, dài nhất, cao nhất (có cái gì hiện đại nhất mà đưa đến đầu tư ở nước khác ?);
Thứ ba các nhà kinh tế nghĩ rằng dự án sẽ tạo cho kinh tế phát triển tuyệt vời, tạo ra rất nhiều việc làm cho mọi ngành nghề như ngân hàng, xây dựng, giao thông, đầu tư, tư vấn, luật, rất nhiều tiền (đặc biệt các nước sống dựa vào dất - Kinh doanh BĐS);
Cuối cùng tính thẩm mĩ siêu cao, làm thỏa mãn những nhà thiết kế, tạo ra những biểu tượng ngàn năm, nhiều người mong đợi như cây cầu Golden Gate.
Về tính phức tạp của nó thì sao ?
Phức tạp không những về kỹ thuật mà còn phi kỹ thuật;
Nhiều công đoạn phải cần đến các chuyên gia đến từ nhiều quốc gia;
Luôn luôn giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra trong dự án;
Nhiều nguồn vốn, xung đột lợi ích;
Rất nhiều thành phần tham gia rất khó đưa ra quyết định;
Thời gian lâu dài, sự cam kết đầu tư thay đổi theo thời gian;
Môi trường nhiều ràng buộc;
Môi trường chính trị có quyết tâm hỗ trợ cho dự án;
Những thách thức trong quan hệ với công đồng.
Tại sao rất khó quản lý những siêu dự án ?
Những lý do khó khăn điển hình: Thách thức về kỹ thuật, thiết kế vận hành, tăng chi phí, luật lệ, bất đồng về trách nhiệm;
Quy mô và mức độ phức tạp gia tăng, phát sinh sự không chắc chắn dẫn đến không thể dự đoán trước những rủi ro, khó khăn, khi tiến hành thực hiện dự án;
Một cách để quản lý sự không chắc chắn là đưa ra sự thay đổi và ý tưởng mới xuyên suốt quá trình thực hiện dự án (cái thiếu nhất trong môi trường không có tự do);
Người quản lý dự án mong muốn biết trước hết các thay đổi trong quá trình thực hiện dự án, nhưng họ không thể. Thường có khuynh thường áp dụng kinh nghiệm từ các dự án cũ, và nhất là không có ai đủ thông minh và tầm nhìn để thấy rõ hết mọi khía cạnh của dự án mang tính độc nhất này;
Người quản lý mạnh mẽ phải có tầm nhìn rõ và hợp lý cũng như dùng các thông số thực hiện hợp lý để ứng xử với những hành vi mới cần thiết cho kết quả thành công của siêu dự án.
Nếu siêu dự án thực hiện tốt thì được những gì ?
Tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao, biết cách kết hợp với nhau để thực hiện những công trình có tầm thế giới;
Tạo ra những kiệt tác kiến trúc, kết cấu rất ấn tượng, công trình tồn tại vĩnh cửu, không như những công trình đơn lẻ;
Tao ra rất nhiều việc có tính ổn định, lâu dài;
Giúp tăng sản xuất, sử dụng nhiều hàng hóa nội địa;
Cộng đồng được hưởng dịch vụ cao cấp;
Cải thiện môi trường, tăng tính cạn tranh;
Quan trọng hơn tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Một vài mô hình có thể phù hợp với siêu dự án
PPPs - Hợp đồng đối tác công tư.
Hình thức kết hợp giữa nguồn lực của chính phủ và các nguồn lức của các tổ chức tư nhân, để đạt được mục tiêu xã hội (Public- Private Partnerships contract).
EPC (Engineering, Procurement and Construction contract). Hợp đồng Kỹ thuật, Mua sắm và Xây dựng.
Là hợp đồng phổ biến trong ngành xây dựng, đặc biệt là các dự án lớn như: cầu, sân vận động, sân bay.


MĐ sinh nhật lần thứ 14